Những câu hỏi liên quan
Yeon Min Choi
Xem chi tiết
Munn Vũ
Xem chi tiết
Kieu Diem
25 tháng 1 2021 lúc 22:00

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

Bình luận (0)
Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
6 tháng 12 2021 lúc 17:22

CÒN MIK THÌ KO BIẾT LUÔN Á

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Trần Thanh Ngọc
6 tháng 12 2021 lúc 17:08

hick mik  bt nè trong tvnc đúng k hả dương

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thùy Dương
6 tháng 12 2021 lúc 17:12

đúng rồi Ngọc ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nam luong
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 3 2022 lúc 8:59

1/ Giới thiệu chung:

- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

"Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:

a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).

b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:

- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ  "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.

- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. 

- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.

* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:

- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 

c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.

3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.

- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.

=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.

4/ Đánh giá:

- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.

- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
8 tháng 3 2022 lúc 15:46

C

Bình luận (0)
Keiko Hashitou
8 tháng 3 2022 lúc 15:46

C

Bình luận (0)
Phạm Quang Huy
8 tháng 3 2022 lúc 15:47

C

Bình luận (0)
27- Nguyễn Thúy Ngọc
Xem chi tiết
thùy anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 10 2019 lúc 9:38

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

Bình luận (0)